Tìm hiểu chung về tuyến mồ hôi và những bệnh lý có thể gặp phải

Chỉ mất 3 phút để đọc bài viết

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi khi bản thân cảm thấy nóng bức hoặc tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao thì cơ thể sẽ tự tiết ra một chất gọi là mồ hôi. Mồ hôi trên thực tế được tiết ra từ tuyến mồ hôi và có công dụng làm dịu nhiệt độ của cơ thể. Vậy tuyến mồ hôi là gì, có công dụng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Tuyến mồ hôi là gì?

Tuyến mồ hôi là gì?

Tuyến mồ hôi là gì?

Về mặt y học, tuyến mồ hôi là một trong những tuyến ngoại tiết của cơ thể có cấu tạo là các tế bào mô, liên kết với nhau thành các hình trụ nhỏ tồn tại dưới da. Những hình trụ nhỏ này sẽ liên kết với một đường ống dẫn nhỏ, có nhiệm vụ tiết ra mồ hôi mỗi khi cơ thể cảm thấy nóng bức, khó chịu, giúp tạo thành tuyến mồ hôi trong cơ thể.

Tuyến mồ hôi có mặt tại khắp các vị trí trên cơ thể, khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao hoặc cơ thể cảm thấy nóng bức, tuyến mồ hôi sẽ hoạt động và bài tiết ra một lượng chất lỏng được gọi là mồ hôi giúp điều hòa nhiệt độ trên cơ thể.

Hiện nay, trên cơ thể người tuyến mồ hôi được chia thành 2 tuyến chính đó là:

Tuyến mồ hôi Apocrine

Tuyến mồ hôi Apocrine là tuyến bài tiết nằm tại các vị trí cố định trên cơ thể như:

  • Nách
  • Đáy chậu
  • Vùng tai
  • Trong mí mắt
  • Lòng bàn tay
  • Lòng bàn chân,…

Tuyến mồ hôi Apocrine

Tuyến mồ hôi Apocrine

Tuyến mồ hôi Eccrine

Tuyến mồ hôi Eccrine thường không nằm tại một vị trí nhất định nào đó, đây là tuyến tiết ra mồ hôi trên khắp cơ thể của bạn. Chúng thường có kích thước nhỏ hơn nhiều lần so với tuyến Apocrine.

Tuyến mồ hôi Apoeccrine

Đây là tuyến mồ hôi trung lập, chúng có kích thước lớn hơn tuyến Eccrine nhưng nhỏ hơn Apocrine nên được gọi là Apoeccire. Tuyến mồ hôi này thấy nhiều ở các khu vực như xung quanh vùng hậu môn, nách, da mặt và các vùng da mỏng dưới cánh tay

Cơ chế và vai trò của tuyến mồ hôi trong cơ thể

Xét về vai trò và cơ chế hoạt động của các tuyến mồ hôi trong cơ thể, chúng ta có thể phân loại rõ ràng ra như sau:

Tuyến mồ hôi Eccrine

Tuyến mồ hôi Eccrine trong cơ thể được xem là tuyến bài tiết quan trọng nhất, bởi chúng có mặt tại khắp các bộ phận trên cơ thể (ngoại trừ một số vị trí nhạy cảm như vùng kín, môi và ống tai).

Tuyến mồ hôi này mặc dù có kích thước nhỏ nhưng lại đóng vai trò khá quan trọng trọng hoạt động bài tiết của cơ thể. Trong đó, chức năng chính của tuyến mồ hôi Eccrine đó chính là điều hòa nhiệt độ cơ thể.

Tuyến mồ hôi Eccrine

Tuyến mồ hôi Eccrine

Cơ thể người có nhiệt độ cố định là 37 – 37,5 độ C, khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao hoặc cơ thể cảm thấy nóng bức, cơ thể sẽ bắt đầu có cảm giác khó chịu. Khi đó tuyến mồ hôi sẽ bắt đầu tiết ra một loại dinh dịch lỏng giúp cân bằng nhiệt độ trên cơ thể.

Thông thường dung dịch được tiết ra từ tuyến mồ hôi Eccrine bao gồm hơn 98% là nước, cùng với đó là các chất điện giải và hợp chất muối natri clorua trong cơ thể. Đây cũng chính là hợp chất khiến cho mồ hôi thường có vị mặn.

Cũng theo nghiên cứu, quá trình đổ hồi hôi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với tốc độ đổ mồ hôi nhanh và liên tục trong vài giờ (có thể tiết ra hơn 3 lít mồ hồi trong 1 giờ) sẽ giúp cơ thể loại bỏ được một lượng lớn chất điện giải và nước dư thừa trong cơ thể.

Thông thường, đối với những người có cơ địa tích tụ nhiều mỡ thừa thường rất dễ tiết mồ hôi. Những trường hợp gặp các bệnh tự nhiên như: cảm, sốt,… việc đổ mồ hôi sẽ giúp loại bỏ chất độc, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra mồ hôi được tiết ra từ tuyến Eccrine còn giúp loại bỏ các chất thải bám trên da, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Tuyến mồ hôi Apocrine

Đây là tuyến mồ hôi được cho là xuất hiện nhiều ở các khu vực nhạy cảm như: nách, vùng kín, hậu môn, tai, mắt.

Khác với cơ chế hoạt động của tuyến mồ hôi Eccrine, tuyến Apocrine không tiết mồ hôi trực tiếp ra bên ngoài thông qua các lớp tế bào dưới da mà thay vào đó tuyến Apocrine sẽ dựa vào các tế bào nang lông để đưa mồ hôi ra bên ngoài.

Tuyến mồ hôi Apocrine xuất hiện nhiều ở khu vực nhạy cảm

Tuyến mồ hôi Apocrine xuất hiện nhiều ở khu vực nhạy cảm

Vì là tuyến mồ hôi xuất hiện tại các vị trí nhạy cảm trên cơ thể nên đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể có những mùi khó chịu.

Tuyến mồ hôi Apoeccrine

Theo các nhà khoa học cho biết, tuyến mồ hôi Apoeccine trong cơ thể được xem là tuyến mồ hôi khó nhận biết nhất, chúng có cơ chế hoạt động tương tự như tuyến Eccrine và cũng có phần giống với tuyến Apoeccrine.

Để nhận biết được sự xuất hiện của tuyến mồ hôi này người ta thường dựa vào kích thước của chúng. Thông thường, tuyến mồ hôi này xuất hiện nhiều trong giai đoạn dậy thì của cơ thể và không có cơ chế hoạt động quá khác biệt so với 2 tuyến mồ hôi chính trong cơ thể.

Những bệnh lý về tuyến mồ hôi mà bạn có thể gặp phải

Tuyến mồ hôi trong cơ thể hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu là cân bằng nhiệt độ trên cơ thể, đào thải một số chất không phù hợp ra bên ngoài, loại bỏ tình trạng vi khuẩn tích tụ dưới da,…

Hoạt động của tuyến mồ hôi chịu tác động lớn đến những yếu tố như: nhiệt độ, cơ địa, chế độ dinh dưỡng,… trong một số trường hợp, những tác động từ yếu tố bên ngoài và bên trong có thể gây ảnh hưởng xấu đến tuyến mồ hôi và gây ra một số bệnh lý thường gặp như:

Tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi là một trong những bệnh lý mà ở đó người mắc bệnh này gặp phải tình trạng lượng mồ hôi tiết ra một các quá mức, đặc biệt là ở các khu vực như: bàn tay, bàn chân, nách,…

Tình trạng tăng tiết mồ hôi

Tình trạng tăng tiết mồ hôi

Lượng mồ hôi tiết ra một cách đột ngột, không kiểm soát sẽ khiến cho cơ thể bạn luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Giảm tiết mồ hôi

Trái ngược hoàn toàn với tăng tiết mồ hôi đó chính là tình trạng giảm tiết mồ hôi. Đây là tình trạng lượng mồ hôi tiết ra một lượng rất nhỏ, mặc dù đang ở trong môi trường nhiệt độ cao hoặc cơ thể cảm thấy nóng bức.

Tình trạng này sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng cao một cách quá mức, từ đó dẫn đến tình trạng da khô ráp, nứt nẻ,… lâu dần có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng về da hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Hôi nách (mồ hôi có mùi)

Thông thường mồ hôi chiếm đến hơn 98% là nước nên sẽ không có mùi. Tuy nhiên đối với những trường hợp tuyến mồ hôi phát triển một cách quá mức kết hợp với chế độ ăn không phù hợp sẽ dẫn đến việc mồ hôi xuất hiện nhiều vi khuẩn và gây ra tình trạng hôi nách.

Tình trạng hôi nách

Tình trạng hôi nách

Rối loạn tuyến mồ hôi

Những thay đổi, rối loạn trong cơ thể cũng có thể làm cho tuyến mồ hôi bị rối loạn. Khi đó cơ thể sẽ tiết ra lượng mồ hôi liên tục, không kiểm soát được dẫn đến việc cơ thể thiếu nước gây mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn

Một số tác động xấu có thể làm cho tuyến mồ hôi bị viêm nhiễm, từ đó dẫn đến tình trạng tắc nghẽn tuyến mồ hôi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn

Bệnh tuyến mồ hôi có nguy hiểm không?

Thông thường các bệnh lý liên quan đến tuyến mồ hôi sẽ không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của bạn mà thay vào đó là ảnh hưởng xấu đến tâm lý của mỗi người.

Những bệnh lý thường gặp như: tăng tiết mồ hôi, hôi nách,… sẽ gây ra những ảnh hưởng về tâm lý khiến cho người mắc phải bệnh ngày có cảm giác khó chịu, tự ti, ngại giao tiếp với những người xung quanh.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp các bệnh lý về tuyến mồ hôi có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: tắc nghẽn tuyến mồ hôi, rối loạn tuyến mồ hôi,… gây ra tình trạng thiếu nước trong cơ thể trầm trọng. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn không được chủ quan về các bệnh lý liên quan đến tuyến mồ hôi mà cần phải kiểm tra và điều trị kịp thời.

Các bệnh lý về tuyến mồ hôi không gây quá nguy hiểm

Các bệnh lý về tuyến mồ hôi không gây quá nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra các bệnh về tuyến mồ hôi

Những nguyên nhân khiến bạn gặp phải các bệnh về tuyến mồ hôi có thể kể đến như:

  • Bệnh lý được di truyền từ bố mẹ
  • Cơ thể thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao, thay đổi đột ngột
  • Vệ sinh cơ thể không đúng cách
  • Gặp phải các bệnh truyền nhiễm
  • Cơ thể thừa cân, béo phì
  • Gặp phải các bệnh lý như: tiểu đường, hạ đường huyết, rối loạn lo âu,…
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh dài hạn như: thuốc chống ung thư, thuốc chữa bệnh tim,…
  • Cơ thể thường xuyên nằm trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi
  • Sử dụng thực phẩm không phù hợp
  • Rối loạn nội tiết tố và hormone
  • Một số bệnh về tuyến giáp

Điều trị bệnh tuyến mồ hôi như thế nào?

Để có thể khắc phục được các vấn đề bệnh lý về tuyến mồ hôi bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau:

Điều trị bệnh tuyến mồ hôi bằng phương pháp tự nhiên

Một số phương pháp giúp điều trị bệnh về tuyến mồ hôi thường được dùng đó là:

  • Sử dụng lăn khử mùi
  • Sử dụng các nguyên liệu có trong tự nhiên như: gừng, lá trầu,…

Sử dụng lăn khử mùi điều trị bệnh tuyến mồ hôi

Sử dụng lăn khử mùi điều trị bệnh tuyến mồ hôi

Điều trị bằng công nghệ y học

Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh về tuyến mồ hôi đã xuất hiện nhiều hơn. Những phương pháp mang lại hiệu quả cao đang được nhiều người lựa chọn sử dụng có thể kể đến đó là:

  • Sử dụng thuốc đặc trị
  • Điều trị bệnh tuyến mồ hôi bằng công nghệ laser
  • Tiêm botox giúp giảm tiết mồ môi

Trong một số trường hợp, khi không thể điều trị các bệnh lý về tuyến mồ hôi bằng phương pháp thông thường, nhiều người đã tìm đến giải pháp phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi.

Đây là phương pháp phẫu thuật có xâm lấn, thường được sử dụng trong trường hợp các bệnh lý về tuyến mồ hôi không thể điều trị được bằng các phương pháp thông thường. Hiện nay, với công nghệ phẫu thuật nội soi hiện đại đã giúp quá trình phẫu thuật diễn ra đơn giản và thuận lợi hơn.

Điều trị các bệnh lý về tuyến mồ hôi bằng phương pháp y học

Điều trị các bệnh lý về tuyến mồ hôi bằng phương pháp y học

Hướng dẫn cách chăm sóc giúp ngăn ngừa các bệnh về tuyến mồ hôi

Tuy nhiên, nếu không muốn cơ thể gặp phải các bệnh về tuyến mồ hôi thì bạn cần chăm sóc cơ thể thật tốt và lưu ý những vấn đề sau:

  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn
  • Không làm việc quá sức, thức quá khuya khiến đầu óc căng thẳng
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý
  • Mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát
  • Vệ sinh cơ thể thật sạch
  • Chế độ ăn uống phù hợp

Luôn giữ vệ sinh cơ thể thật sạch để phòng tránh bệnh lý về tuyến mồ hôi

Luôn giữ vệ sinh cơ thể thật sạch để phòng tránh bệnh lý về tuyến mồ hôi

Trên đây là toàn bộ những thông tin về tuyến mồ hôi, hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về việc vì sao cơ thể tiết mồ hôi và cách điều trị các bệnh lý về tuyến mồ hôi. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt.

The post Tìm hiểu chung về tuyến mồ hôi và những bệnh lý có thể gặp phải appeared first on Cty Bệnh Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế - Seoul Center.

Via Cty Bệnh Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế – Seoul Center https://seoulcenter.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp Link của Seoul Center update 14/4/2021

Phẫu Thuật Nâng Mũi: Có Đau Không và Những Điều Cần Biết

Lấy mỡ bọng mắt là gì? Có nên lấy mỡ bọng mắt không?