Biến chứng khi tiêm filler cằm
Những biến chứng tiêm filler cằm thường gặp
Tiêm filler cằm tuy sở hữu nhiều ưu điểm nhưng vẫn luôn ẩn chứa nhiều rủi ro, biến chứng tiêm filler cằm tại những thẩm mỹ viện kém uy tín. Những biến chứng này nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời thì không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ mà còn gây nên những tác động không nhỏ đến sức khỏe.
Cằm bị lệch, vón cục
Đây là một trong những biến chứng thường gặp sau khi tiêm filler cằm. Hiện tượng này xảy ra do bác sĩ không có tay nghề cao, tiêm filler không đúng kỹ thuật hoặc tiêm quá liều lượng cho phép. Ngoài ra, cơ địa quá nhạy cảm cũng là nguyên nhân khiến cằm bị lệch, vón cục và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
Cằm bị sưng, mẩn đỏ
Sau khi tiêm filler cằm bị sưng tấy, ửng đỏ là phản ứng rất bình thường khi cơ thể tiếp nhận một chất mới và sẽ hết dần trong 1 – 3 ngày. Tuy nhiên, nếu vết sưng đau, nổi đỏ vẫn diễn ra liên tục trong 1 tuần tiếp theo, kèm theo các vết lở loét, mưng mủ thì bạn cần đến thăm khám tại cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để tránh các biến chứng xảy ra.
Dị ứng kéo dài
Không ít trường hợp sau khi tiêm filler cằm bỗng dưng xuất hiện dị ứng, mẩn ngứa kéo dài. Tình trạng này nếu không khắc phục kịp thời thì có thể dẫn đến sưng tấy, mưng mủ, thậm chí hoại tử, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe.
Cằm bị nhiễm trùng
Như đã đề cập ở trên, sau khi tiêm filler cằm vài ngày đầu, cằm sẽ bị sưng, có thể bầm tím nhẹ vì cơ thể chưa kịp thích ứng. Thế nhưng tình trạng này lâu ngày không hết, kèm theo hiện tượng cằm bị cứng, căng tức, mưng mủ, cơ thể có triệu chứng nóng sốt thì đây chính là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Do đó, cần đến kiểm tra tại những cơ sở uy tín, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh vùng cằm, khử trùng kim tiêm và kiểm tra lại lượng filler được đưa vào cơ thể. Cần chọn những bệnh viện uy tín để kiểm tra và cân nhắc những loại filler đã được FDA công nhận.
Tắc nghẽn mạch máu, cằm bị hoại tử
Đây là biến chứng tiêm filler cằm nghiêm trọng nhất mà bạn có thể gặp phải. Sở dĩ dẫn đến biến chứng này bởi sử dụng filler kém chất lượng, chưa được kiểm định chặt chẽ. Ngoài ra, bác sĩ tiêm filler quá liều hoặc tiêm filler nhầm vào mạch máu sẽ gây chèn ép các mạch máu, từ đó dẫn đến tình trạng tắc nghẽn dần dần và cục bộ.
Thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn
Việc đưa chất làm đầy không đảm bảo vào cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ thay đổi cấu trúc da, chất làm đầy bị tràn ra, tác động đến những vùng khác, gây nên tình trạng giãn cơ. Lâu ngày vùng da được tiêm filler và các vùng da xung quanh sẽ bị chảy xệ, nhăn nheo, gây mất thẩm mỹ, khiến chị em trở nên già nua, kém sắc.
Xem tiếp bài viết tại: https://seoulcenter.vn/tin-tuc/bien-chung-khi-tiem-filler-cam