Tại sao tiêm filler bị sưng?

 Tìm hiểu tiêm filler là gì?

Tiêm filler hẳn là phương pháp đã quá quen thuộc đối với các tín đồ làm đẹp. Phương pháp này sử dụng chất làm đầy sinh học để tiêm vào vùng cần thẩm mỹ nhằm xóa nhăn, tăng kích thước và tạo hình một số bộ phận trên cơ thể như: tiêm filler nâng mũi, tiêm filler độn cằm, tiêm filler độn mông, tiêm filler tạo hình môi,… mà không cần phải phẫu thuật hay động chạm đến dao kéo.

Về bản chất, tiêm filler khá an toàn, vì được cấu tạo từ Axit Hyaluronic – có tính chất giống như chất tự nhiên có trong cơ thể người, dễ dàng tương thích với cơ thể, khi được tiêm vào sẽ nhanh chóng tạo thành lớp đệm dưới da ngay lập tức mà không ảnh hưởng đến những vùng xung quanh, từ đó không gây nên tác dụng phụ hay bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên có một số trường hợp tiêm filler bị sưng khiến nhiều người lo lắng.

Tiêm filler là xu hướng làm đẹp được nhiều người ưa chuộng

Lý giải nguyên nhân tiêm filler bị sưng

Thực tế, khi tiêm chất làm đầy filler, cơ thể bạn phải tiếp nhận một chất mới nên cần một thời gian để thích nghi và hòa hợp. Do đó tình trạng bị sưng sau khi tiêm filler khá thường gặp và bạn không cần quá lo lắng. Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm, vùng da này sẽ bị sưng trong vòng vài ngày, tuy nhiên không có tình trạng căng tức.

Ngoài ra, việc tiêm filler sau 1 thời gian bị sưng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến như:

Chất lượng filler mà bạn lựa chọn

Nếu tiêm nhầm filler giả, nguồn gốc xuất xứ không đảm bảo, quá hạn sử dụng hoặc đã được mở bao bì từ lâu,… thì cơ thể có thể xảy ra những phản ứng như: sưng vù kèm theo đau nhức, khó chịu trong nhiều ngày, vùng da tiêm bị bầm tím…

Tay nghề của bác sĩ

Nếu bác sĩ tay nghề còn non kém, không có chuyên môn trong lĩnh vực thẩm mỹ, không am hiểu tường tận về filler thì thao tác tiêm không chuẩn xác, tiêm nhầm vị trí hoặc tiêm dư lượng filler có thể khiến vết tiêm bị sưng bầm lâu hơn. Đặc biệt nếu bác sĩ vô tình tiêm vào mạch máu hay tĩnh mạch thì sẽ dẫn đến sưng bầm và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Tay nghề và kỹ thuật tiêm filler của bác sĩ quyết định đến mức độ đau hay sưng của khách hàng


Quy trình thực hiện không đảm bảo

Việc tiêm filler không đáp ứng quy trình theo tiêu chuẩn Y khoa, không đảm bảo vô trùng – vô khuẩn thì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, sưng đau dai dẳng sau khi tiêm, nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời thì có thể gây hoại tử vùng thẩm mỹ.

Cách giảm sưng khi tiêm filler không đúng

Không phải ngẫu nhiên mà sau khi thực hiện tiêm filler, các bác sĩ thường dặn dò kỹ lưỡng cách chăm sóc tại nhà. Nếu bạn không tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ, không vệ sinh, chăm sóc hoặc kiêng cữ trong ăn uống thì sau khi tiêm filler bị sưng là vấn đề hoàn toàn có thể xảy ra.

Xem tiếp bài viết tại: https://seoulcenter.vn/tin-tuc/tiem-filler-bi-sung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp Link của Seoul Center update 14/4/2021

Có nên cấy lông mày không? Cần lưu ý những gì

Phun môi thẩm mỹ giá bao nhiêu?