Nguyên nhân và cách khắc phục nâng mũi bị tụ dịch
Nâng mũi bị tụ dịch là tình trạng thường gặp sau phẫu thuật. Cùng Seoul Center tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này.
Tại sao nâng mũi bị tụ dịch?
Tụ dịch sau nâng mũi có nhiều nguyên nhân khác nhau, những lý do dưới đây là phổ biến nhất:
Cơ địa của khách hàng: Cơ thể mỗi người có thời gian lành vết thương khác nhau do nhiều nguyên nhân như di truyền, chế độ sinh hoạt, ăn uống. Khi các thực thể kháng nguyên và các đại thực bào hoạt động kém sẽ làm cho khả năng phục hồi vết thương lâu hơn, tình trạng tiết dịch cũng lâu hơn.
- Khâu vệ sinh mũi không đúng cách: Cách chăm sóc sau khi phẫu thuật rất quan trọng quyết định đến khả năng phục hồi vết thương nhanh hay chậm. Nếu chúng ta lơ là để chất dịch chảy mà không lau, vệ sinh sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Ăn các thực phẩm nằm trong danh sách kiêng cữ có thể làm cho vết thương sưng tấy, mưng mủ lâu lành thương.
Bác sĩ yếu tay nghề: Những bác sĩ có tay nghề non yếu dễ làm tổn thương cho khách hàng tạo nên những vết mổ sâu, mất nhiều máu, các mô mềm bị tổn thương dẫn đến mũi lâu phục hồi, bị chảy dịch thường xuyên.
Dị ứng với sụn nâng mũi: Tụ dịch sau nâng mũi cũng bắt nguồn từ việc sử dụng chất liệu sụn nâng bị dị ứng. Một số người có cơ địa nhạy cảm hoặc chất liệu sụn không đảm bảo an toàn gây ra các phản ứng đào thải và biểu hiện là những cơn đau nhức, sưng, chảy dịch, lộ sống mũi…
Biện pháp khắc phục tình trạng tụ dịch sau nâng mũi
Để có kết quả làm đẹp thành công thì chắc hẳn chúng ta cần trải qua quá trình chăm sóc, đặc biệt là ở giai đoạn mũi bị tụ dịch. Vào lúc này, hãy chú ý đến những việc làm như sau bạn nhé!
Vệ sinh mũi sạch sẽ, giữ cho mũi khô thoáng
Sau khi phẫu thuật về nhà ở những ngày đầu, các bạn hãy thay băng gạc khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày và vệ sinh bằng nước muối sinh lý, giữ cho mũi sạch sẽ và khô thoáng. Lưu ý thực hiện nhẹ nhàng tránh đụng chạm, hoặc sờ lên vết thương để không gây chảy máu, nhiễm khuẩn.
Tích cực chườm lạnh, chườm ấm cho mũi
Mũi bị sưng khoảng vài ngày đầu, các bạn hãy bọc viên đá rồi chườm nhẹ lên sống mũi để giảm sưng, thực hiện nhiều lần trong ngày nhưng cần cẩn thận để tránh làm nước rơi lên vết thương. Sau khi mũi giảm sưng, chúng ta chuyển sang chườm ấm bằng khăn ấm hoặc lăn trứng sẽ giúp vết bầm mau chóng tan.
Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Thông thường việc chảy dịch không gây nguy hiểm và rất nhanh thuyên giảm. Nhưng một số người có cơ địa bị đau nhức, sưng nề quá mức thì bác sĩ mới kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm, chẳng hạn như paracetamol, Ibuprofen hoặc Corticosteroid.
Xem thêm: Nâng mũi chỉ có an toàn không?
Không đụng chạm đến mũi
Những dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi cần chú ý bởi nếu không khéo va chạm đến túi dịch sẽ làm mũi bị tác động gây viêm nhiễm, nặng nhất là làm lệch sống mũi. Theo đó, chúng ta cần tránh sờ nắn, đụng lên mũi, không vận động mạnh, không chơi thể thao hay tập thể dục, không cúi đầu, không nằm nghiêng hay nằm sấp khi ngủ. Cần hạn chế ra đường để hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, ánh nắng hoặc có những va chạm ngoài ý muốn…
Bài viết liên quan:
Nhận xét
Đăng nhận xét