Nguyên nhân mũi bị co rút sau khi nâng
Tình trạng mũi bị co rút sau khi can thiệp thẩm mỹ có thể xảy ra do một số nguyên nhân như môi trường thực hiện phẫu thuật không đảm bảo, bác sĩ có tay nghề kém, cơ địa của khách hàng,... Cụ thể những lý do dẫn đến mũi co rút là:
Nguyên nhân mũi bị co rút sau khi nâng
Môi trường thực hiện phẫu thuật nâng mũi không đảm bảo
Theo nhiều bác sĩ thẩm mỹ, môi trường thực hiện phẫu thuật có tác động lớn đến kết quả nâng mũi. Những thẩm mỹ viện hoạt động chui thường không đảm bảo yếu tố vô trùng đối với dung cụ và thiết bị hỗ trợ phẫu thuật làm vết thương sưng đau, nhiễm trùng và co rút sau khi nâng. Bạn nên ưu tiên tìm kiếm những cơ sở làm đẹp chất lượng, uy tín để hạn chế nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Bác sĩ thực hiện nâng mũi có tay nghề yếu kém
Địa chỉ thẩm mỹ bạn lựa chọn có đội ngũ bác sĩ thiếu kinh nghiệm, không đảm bảo chuyên môn trong lĩnh vực nâng mũi khiến ca phẫu thuật gặp phải sai sót. Đây là nguyên nhân làm mũi bị co rút sau khi nâng. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bạn bè, đồng nghiệp hoặc các diễn đàn thẩm mỹ để lựa chọn được bác sĩ giỏi, trải qua quá trình đào tạo bài bản nhằm giảm nguy cơ xâm lấn quá mức trên mũi.
Do cơ địa khách hàng
Bên cạnh những nguyên nhân đã nêu ở trên, chị em cũng có thể gặp tình trạng mũi bị co rút do yếu tố cơ địa. Một số trường hợp có cơ địa quá nhạy cảm, dễ kích ứng làm sụn nâng không tương thích với cơ thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
Xem thêm: Dấu hiệu nâng mũi bị viêm
Chất liệu độn không phù hợp với dáng mũi
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mũi sau khi nâng hoàn toàn có thể bị co rút do kích thước của sụn không phù hợp với dáng mũi. Nhiều chị em muốn độn sụn cao nhưng cấu trúc mũi lại yếu tạo áp lực lên khoang mũi làm lộ chất liệu độn, mũi co rút.
Cách chăm sóc trong giai đoạn hậu phẫu thiếu khoa học
Chế độ chăm sóc trong giai đoạn hậu phẫu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hồi phục dáng mũi. Nếu chị em ăn các loại thực phẩm có thể gây kích ứng sẽ khiến mũi co rút nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một số khách hàng khá chủ quan, không vệ sinh mũi và thay băng gạc mỗi ngày làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, lộ sụn nâng.
Tình trạng co thắt bao xơ làm mũi co rút
Khi đưa vào khoang mũi, cơ thể sẽ hình thành một lớp mô xơ bao bọc bên ngoài chất lượng độn. Bao xơ có vai trò tránh tạo liên kết giữa sụn và da, hạn chế tổn thương cho cấu trúc mũi sau khi can thiệp thẩm mỹ. Một số trường hợp, mũi bị co rút do kích thước của bao xơ quá dày, tác động đến sức khỏe và dáng mũi của bạn.
Xem thêm: Nâng mũi ở đâu đẹp TPHCM
Sửa mũi quá nhiều lần
Lạm dụng nâng mũi quá nhiều lần khiến cấu trúc sụn tự nhiên trong khoang mũi ngày càng yếu và gia tăng nguy cơ mũi bị co rút sau khi nâng. Nâng mũi nhiều lần làm vết thương bị hoại tử, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp.
Nhiễm trùng mũi làm vết thương co rút
Nếu thực hiện nâng mũi tại những địa chỉ thẩm mỹ kém chất lượng có thể làm vết thương nhiễm trùng, mô tế bào tổn thương, cấu trúc dáng mũi thiếu ổn định. Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân làm mũi co rút nghiêm trọng sau khi can thiệp thẩm mỹ.
Sụn nâng mũi không tương thích
Một số trường hợp, sụn nâng mũi không tương thích với cơ thể làm dáng mũi bị lệch, sưng đỏ và co rút sụn. Do đó, bạn cần chú ý kỹ khi lựa chọn sụn nâng mũi, tốt nhất nên ưu tiên sụn tự thân để hạn chế nguy cơ đào thải.
Đã thực hiện tháo sụn nhưng chưa tái đặt sụn mới
Ngoài những nguyên nhân đã nêu, khi thực hiện tháo sụn nâng nhưng chưa tiến hành đặt sụn mới vào khoang mũi cũng dẫn đến mũi bị co rút nặng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ xử lý bằng cách cấy mỡ trung bì để định hình dáng mũi tạm thời.
Nhận xét
Đăng nhận xét