Tac hai cua phuong phap nang mui bang sun tai
Nâng mũi là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ can thiệp dao kéo để cải thiện, thay đổi khuyết điểm dáng mũi. Nâng mũi bằng sụn tai là một trong các kỹ thuật phổ biến trong thẩm mỹ nâng cao sống mũi. Vậy nâng mũi bằng sụn tai có tốt không? Tác hại của nâng mũi bằng sụn tai trong phẫu thuật là gì? Tất cả các thông tin liên quan biến chứng nâng mũi bằng sụn tai sẽ được Seoul Center giải đáp qua bài viết này!
Nâng mũi bằng sụn tai là gì?
Nâng mũi bằng sụn tai là kỹ thuật sử dụng hoàn toàn sụn tự thân được lấy từ vành tai để nâng cao sống mũi, bọc đầu mũi. Đây là phương pháp không được đánh giá cao vì dễ gặp một số rủi ro ngoài ý muốn.
Bên cạnh đó, nâng mũi bọc sụn tai là phương pháp kết hợp sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi, sụn vành tai để bọc đầu mũi. Phương pháp này được cho là tối ưu, giảm thiểu tối đa các tác hại của nâng mũi bằng sụn tai. Chính vì thế, hiện nay các bác sĩ thường ứng dụng nâng mũi bọc sụn tai trong phẫu thuật để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm phương pháp nâng mũi sụn gore text.
Lấy sụn tai nâng mũi có nguy hiểm không?
Việc lấy sụn tai nâng mũi hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cấu trúc tai và để lại hệ lụy sau phẫu thuật. Đây là kỹ thuật lấy sụn có chọn lọc ở vành tai, ở bước này bác sĩ sẽ tiến hành các kỹ thuật chuyên môn để lấy sụn tai, hạn chế tối đa nguy cơ để lại sẹo.
Sụn vành tai được cho rằng có khả năng tương thích gần như sụn mũi đến 95%, chính vì thế sử dụng sụn tai trong nâng mũi được xem là biện pháp tối ưu để thay đổi, duy trì dáng mũi chuẩn đẹp trong một thời gian dài.
Tác hại của nâng mũi bằng sụn tai có thể gặp
Như bạn đã biết, nâng mũi bằng sụn tai 100% còn rất nhiều hạn chế để có thể duy trì vĩnh viễn trong một thời gian dài. Dáng mũi dễ lệch, xiêu vẹo, nhiễm trùng, có nguy cơ hoại tử mô mềm,.. là một số tác hại của nâng mũi bằng sụn tai ngoài ý muốn mà có thể bạn chưa biết.
Dễ lệch, cong vẹo sống mũi
Khi nâng mũi bằng sụn tai hoàn toàn, mũi sẽ dễ đối mặt với các nguy cơ cong vẹo, lệch, biến dạng, lộ sống mũi,.. vì sụn vành tai có khả năng co rút khi sử dụng trong một thời gian dài, nên không được ứng dụng phổ biến để nâng cao sống mũi. Chính vì thế, hiện nay các bác sĩ thường sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi vì khả năng cố định tốt, hạn chế tối đa các nguy cơ xiêu vẹo, lệch sống mũi,.. khi sử dụng trong một thời gian dài.
Nhiễm trùng
Hầu như mọi hình thức can thiệp dao kéo đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng khá cao. Chính vì thế, nguy cơ nhiễm trùng được xem là một trong các tác hại của nâng mũi bằng sụn tai có thể xảy ra sau khi nâng mũi. Các vết thương hở nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ là điều kiện để vi khuẩn tấn công, xâm nhập và gây sưng đau, viêm đỏ, tiết mủ,.. ảnh hưởng đến khả năng hồi phục và tính thẩm mỹ của mũi sau nâng.
Thủng da đầu mũi
Khi đặt sụn tai nâng cao sống mũi quá sâu sẽ khiến da đầu mũi bị căng gây ra tình trạng thủng da đầu mũi. Khi đó, mũi sẽ có dấu hiệu căng tức, đau nhức thậm chí là chảy máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến dáng mũi. Đây là một trong các tác hại của nâng mũi bằng sụn tai phổ biến. Chính vì vậy, hiện nay bác sĩ thường không ứng dụng sụn tai để nâng cao sống mũi mà chỉ bọc vào đầu mũi để hạn chế tình trạng bóng đỏ, lộ sụn, thủng da đầu mũi.
Hoại tử các biểu bì mô mềm
Khi thực hiện nâng mũi không đảm bảo kỹ thuật, các vi khuẩn kị khí và hiếu khí có thể xâm nhập gây nhiễm trùng các tế bào mô dưới da. Nếu không được khắc phục kịp thời, lâu ngày vùng da nhiễm trùng sẽ có nguy cơ đối mặt với khả năng hoại tử biểu bì mô mềm.
Bài viết liên quan: Hình ảnh sau khi tháo sụn mũi
Nhận xét
Đăng nhận xét