Chế độ ăn IF: Những nguyên tắc cơ bản cần nắm
Có nhiều chế độ giảm cân được thực hiện trong đó chế độ ăn IF được quan tâm nhiều. Vậy chế độ ăn kiêng này hoạt động như thế nào, có an toàn cho sức khỏe hay không. Hãy xem bài viết dưới đây để có lời giải đáp và cần nhắc có nên thực hiện chế độ ăn IF không nhé!
Chế độ ăn IF là gì?
IF là từ viết tắt của Intermittent Fasting tạm dịch là nhịn ăn gián đoạn. Chế độ ăn IF là chế độ nhịn ăn gián đoạn mà nhiều chị em vẫn thường truyền tai nhau để thực hiện mong muốn có thể giảm cân và duy trì vóc dáng thon gọn.
Với chế độ IF (nhịn ăn gián đoạn), các bạn sẽ chỉ ăn trong một mốc thời gian cụ thể riêng. Nhịn ăn trong một số giờ nhất định mỗi ngày hoặc chỉ ăn một bữa một vài ngày một tuần, có thể giúp cơ thể bạn đốt cháy chất béo. Thực tế chế độ ăn IF cũng cho thấy được những lợi ích sức khỏe nhất định.

Nhiều người mắc chứng béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch… do tiêu thụ nhiều calo lại ít vận động. Các nghiên cứu khoa học cho thấy phương pháp nhịn ăn gián đoạn có thể cải thiện những tình trạng trên.
Vậy chế độ ăn IF hoạt động theo cơ chế nào? Hãy cùng lướt xuống phần nội dung bên dưới để được giải đáp chi tiết hơn nhé!
Chế độ ăn IF có cơ chế hoạt động như thế nào?
Trong chế độ ăn IF, có một số cách khác nhau để nhịn ăn gián đoạn, nhưng tất cả đều dựa trên việc chọn khoảng thời gian thường xuyên để ăn và nhịn ăn. Ví dụ, bạn có thể thử chỉ ăn trong khoảng thời gian 8 giờ mỗi ngày và nhịn ăn trong thời gian còn lại. Hoặc các bạn có thể chọn chỉ ăn trong 1 bữa trong 1 ngày 2 ngày 1 tuần. Thực tế có nhiều lịch trình nhịn ăn gián đoạn khác nhau mà các bạn có thể thực hiện.
Nhịn ăn gián đoạn hoạt động bằng cách kéo dài khoảng thời gian cơ thể bạn đã đốt cháy hết lượng calo tiêu thụ trong bữa ăn cuối cùng của bạn và bắt đầu đốt cháy chất béo.
Có một số phương pháp nhịn ăn gián đoạn được nhiều người áp dụng:
- Phương pháp 16/8 (hay còn gọi là phương pháp Leangains): Bạn cần duy trì ăn uống đầy đủ các bữa ăn trong 8 giờ, chẳng hạn như trong từ 1h – 9h chiều. Sau đó bạn sẽ bắt đầu nhịn ăn trong 16 giờ tiếp theo (tức là bạn sẽ không ăn gì trong suốt 16 giờ này).

- Phương pháp Eat-Stop-Eat: Bạn sẽ tiến hành nhịn ăn trong 24h, thực hiện 1-2 lần/tuần. Chẳng hạn bạn có thể nhịn ăn từ bữa trưa hôm nay đến trưa hôm sau.
- Chế độ ăn 5:2: Với chế độ ăn kiêng này thì bạn cần thực hiện 2 ngày trong tuần (không liên tục) chỉ nạp vào cơ thể 500 – 600 calo, còn 5 ngày còn lại vẫn ăn uống như bình thường.
Trong những phương pháp này thì phương pháp 16/8 được xem là phổ biến nhất và được áp dụng nhiều nhất. Các chuyên gia cũng nói rằng chế độ ăn IF có nhiều lợi ích. Hãy cùng xem chế độ ăn này mang lại những lợi ích gì ở phần nội dung bên dưới nhé!
Lợi ích của chế độ ăn IF
Nhiều điều xảy ra trong quá trình nhịn ăn gián đoạn có thể bảo vệ các cơ quan chống lại các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2, bệnh tim, rối loạn thoái hóa thần kinh do tuổi tác, thậm chí cả bệnh viêm ruột và nhiều bệnh ung thư khác nhau.
Dưới đây là một số lợi ích của việc thực hiện chế độ ăn IF:
- Tăng cường trí nhớ: Nhịn ăn gián đoạn giúp tăng cường trí nhớ ở người trưởng thành.
- Sức khỏe tim mạch: Nhịn ăn ngắt quãng giúp cải thiện huyết áp và nhịp tim lúc nghỉ cũng như các phép đo khác liên quan đến tim.
- Hỗ trợ giảm cân: Nghiên cứu cho thấy nam thanh niên nhịn ăn trong 16 giờ sẽ giảm mỡ trong khi vẫn duy trì khối lượng cơ.

- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường và béo phì: Các nghiên cứu đã cho thấy nhịn ăn gián đoạn ngăn ngừa béo phì và từ đó ngăn các bệnh về tim mạch, tiểu đường.
- Nhịn ăn gián đoạn làm giảm tổn thương mô trong phẫu thuật và cải thiện kết quả.
Trên đây là những lợi ích của chế độ ăn IF, vậy chế độ ăn này có thực sự an toàn cho sức khỏe và có phải ai cũng có thể ứng dụng chế độ nhịn ăn gián đoạn. Các bạn sẽ có lời giải đáp ở phần nội dung tiếp theo bên dưới nhé!
Chế độ ăn IF có an toàn không?
Một số người cố gắng nhịn ăn để kiểm soát cân nặng, và những người khác sử dụng phương pháp này để giải quyết các tình trạng mãn tính như hội chứng ruột kích thích (IBS) ảnh hưởng đến ruột già, hàm lượng cholesterol cao hoặc viêm thấp khớp. Nhưng chế độ ăn IF không phải dành cho tất cả mọi người.
Các chuyên gia khuyên rằng trước khi thử chế độ IF (hoặc bất kỳ chế độ ăn kiêng nào), các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Một số người không nên áp dụng việc nhịn ăn gián đoạn:
- Người dưới 18 tuổi.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Người mắc bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về đường huyết.
- Người bị rối loạn chức năng ăn uống.

Nếu bạn không thuộc những đối tượng này có thể thực hiện chế độ ăn IF một cách an toàn. Bạn cũng nên biết rằng nhịn ăn gián đoạn có thể có những tác động khác nhau đối với những người khác nhau. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng bất thường, đau đầu, buồn nôn hoặc các triệu chứng khác sau khi bạn bắt đầu thực hiện chế độ nhịn ăn gián đoạn.
Những lưu ý khi thực hiện chế độ ăn IF bạn cần biết
Trong thời gian bạn thực hiện chế độ ăn IF, sẽ có giai đoạn bạn ăn và nhịn ăn. Giai đoạn bạn nhịn ăn, nước và đồ uống không chứa calo như cà phê đen và trà được cho phép uống.
Và trong giai đoạn bạn ăn uống, thì không có nghĩa là bạn có thể trở nên ăn uống quá nhiều. Bạn không có khả năng giảm cân hoặc trở nên khỏe mạnh hơn nếu bạn dành thời gian ăn của mình với đồ ăn vặt có hàm lượng calo cao, đồ chiên rán và các thức ăn nhanh khác.
Trong chế độ IF, việc nhịn ăn gián đoạn là nó cho phép ăn và thưởng thức nhiều loại thực phẩm khác nhau. Các chuyên gia cũng tiết lộ rằng việc ăn cùng với những người khác và chia sẻ trải nghiệm trong bữa ăn sẽ làm tăng thêm sự hài lòng và hỗ trợ sức khỏe tốt.

Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng, xem chế độ ăn Địa Trung Hải là một bản thiết kế tốt về những gì nên ăn, cho dù bạn có đang cố gắng nhịn ăn gián đoạn hay không. Bạn cần chọn các loại carbohydrate phức tạp, chưa tinh chế như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, chất béo lành mạnh và protein nạc.
Đọc thêm: Ăn gì đẹp da? Top thực phẩm giúp da căng mịn
Như vậy, chế độ ăn IF như thế nào, có an toàn cho sức khỏe không đã được Viện thẩm mỹ Seoul Center chia sẻ khá đầy đủ trong bài viết. Các bạn có thể tham khảo và thử áp dụng cách giảm cân, lấy lại vóc dáng khá hiệu quả này. Thế nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện chế độ ăn kiêng này. Các bạn cần cân nhắc kỹ hoặc hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng cách ăn kiêng IF nhất là khi gặp một số vấn đề về sức khỏe. Sau cùng các bạn có thể có được cân nặng và vóc dáng thon gọn, săn chắc như ý để tự tin hơn.
The post Chế độ ăn IF: Những nguyên tắc cơ bản cần nắm appeared first on Cty Bệnh Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế - Seoul Center.
Via Cty Bệnh Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế – Seoul Center https://seoulcenter.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét